Chống thấm cho sàn mái bê tông luôn là vấn đề gây đau đầu cho các nhà đầu từ hoặc gia chủ. Sàn mái bằng bê tông có những đặc tính riêng biệt rất dễ gây thấm dột. Vì vậy, nếu công tác chống thấm không được tiến hành nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng toàn công trình. Hãy cùng ATH Group làm rõ hơn vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Tính chất của sàn mái bằng bê tông
Sàn mái bê tông hay còn gọi là sàn mái bê tông cốt thép có rất nhiều dạng khác nhau. Chúng ta biết nhiều đến loại sàn mái không có lớp chống nóng, sàn mái có lớp chống nóng, sàn mái mới và sàn mái cần sửa chữa. Mỗi loại sàn mái sẽ có một cách khác nhau để chống thấm. Trước hết hãy cùng nhau tìm hiểu về kết cấu và tính chất của sàn mái bê tông.
Các loại sàn mái bê tông
Sàn mái bê tông có một số dạng khác nhau, cụ thể như:
Sàn mái bê tông dốc nghiêng.
Sàn mái bê tông mặt ngang.
Sàn mái bê tông vòm cong.
Sàn mái bê tông kết hợp mái dốc nghiêng và mặt ngang.
Với mỗi loại sàn mái cần có những thủ thuật nhỏ để chống thấm hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ có thể trình bày quy trình chung nhất. Trước khi thi công chống thấm sàn mái bê tông cần hiểu kết cấu của chúng.
Kết cấu sàn mái bê tông
Với sàn mái bằng bê tông cốt thép, kết cấu của toàn bộ mái sẽ khá phức tạp. Tuy nhiên, có thể khái quát lên một số phần như sau:
Phần cốt thép: Là hệ thống dầm mái, hệ lưới thép được đặt chắc chắn với mắt lưới khá dày. Mục đích của việc tạo cốt thép dày là để hỗ trợ quá trình thi công sàn mái bê tông. Khi đổ bê tông, vữa bê tông mới đổ, chưa đóng rắn sẽ được các lưới thép giữ lại. Ngoài ra, lưới thép cũng tạo điều kiện giữ an toàn cho người thi công.
Phần bê tông: Bê tông được trộn theo tỷ lệ, trộn chất chống thấm và tiến hành đổ theo tiến trình. Sau khi đổ, bê tông được san, gạt và sau đó bảo dưỡng. Thời gian bảo dưỡng từ 24 – 48h tùy theo độ dày.
Chúng tôi sẽ trình bày quy trình chống thấm sàn mái bê tông cho hai trường hợp là sàn mái bê tông mới và sàn mái bê tông cũ. Trước khi tiến hành chống thấm, cần chuẩn bị vật liệu như sau:
Vật liệu cần dùng để chống thấm cho sàn mái bằng bê tông
Để chống thấm sàn mái bê tông, cần dùng những vật liệu chống thấm sàn mái như sau:
Chất chống thấm trộn trong bê tông: Chất Chống Thấm Thẩm Thấu Radcon 7, Penetron, Penetron Admix.
Màng chống thấm thi công trên bề mặt: Màng Chống Thấm Akfix PU Membrane 450, Membrane T525, Bitum Flinkote No3, Polyurea Neodur Fast Track,Neoproof Polyurea R, Mariseal 250, Mariseal 270, Mariseal 300, Maxbond 328E, Neoproof, Neoproof PU 360, Neoproof PU W, Neoroof BM, Neoroof Nordic, Nitoproof 600, Sikalastic 632R, Peneseal Pro…
Màng Chống Thấm Tự Dính Autotak Dày 2,0mm cho bề mặt sàn mái bê tông đã cũ.
Tiến hành chống thấm sàn mái bê tông mới
Với bề mặt sàn mái bê tông mới, có thể tiến hành chống thấm bằng hai cách.
Cách thứ nhất
Trộn chất chống thấm dạng tinh thể như Penetron, Penetron Admix vào bê tông. Sau đó đổ bê tông như bình thường. Sau khi bề mặt bê tông đã ninh kết hoàn toàn, có thể thi công thêm lớp chống thấm bên ngoài với các loại màng chống thấm như chúng tôi đã kể ra ở trên.
Cách thứ hai
Chống thấm sàn mái bê tông mới với màng chống thấm. Cách này chỉ có thể tiến hành khi bê tông mái đã ninh kết hoàn toàn. Ngoài ra, bê tông được cấp ẩm, được xử lý bọng rỗng hay vết nứt.
Với cách chống thấm thứ 2, chúng ta sẽ tiến hành những bước như sau:
Bước 1: Xử lý bề mặt bê tông: sau khi bê tông ninh kết, cần kiểm tra trám vết nút hoặc bọng rỗng nếu có. Sau đó, tiến hành cấp ẩm và chuẩn bị thi công chống thấm.
Bước 2: pha trộn vật liệu: Các sản phẩm chống thấm như chúng tôi đã kể trên cần được hòa với nước sạch. Ngoài ra cần trộn 2 thành phần với nhau (nếu có) cho đạt độ sánh.
Bước 3: Thi công: Dùng cọ, rulo hoặc máy phun để phun chất chống thấm lên bề mặt thi công sàn mái bê tông.
Bước 4: Bảo dưỡng sau thi công. Cấp ẩm để tránh bê tông và vật liệu chống thấm khô quá nhanh gây nứt.
Thi công chống thấm cho sàn mái bê tông cũ
Thi công chống thấm cho sàn mái bê tông cũ có thể tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Bề mặt bê tông cũ có thể bị bong lớp vữa, bị ẩm mốc hoặc có rong rêu. Bởi vậy, trước khi thi công cần tiến hành làm sạch bề mặt.
Sau khi bề mặt được làm sạch, cần trám vá vết nứt, bọng rỗng bê tông…. để đảm bảo khối bê tông sàn mái được sạch và chắc chắn nhất.
Bước 2: Chọn và xử lý vật liệu
Vật liệu thi công chống thấm cho sàn mái bê tông cũ khá đa dạng. Khách hàng có thể chọn chống thấm dạng màng chống thấm, màng tự dính hoặc màng khò.
Đa phần các gia chủ thường chọn màng tự dính hoặc màng khò. Nguyên nhân bởi chúng có độ phủ tốt, chống thấm hiệu quả và dễ thi công.
Bước 3: Thi công và bảo dưỡng
Tiến hành thi công theo hướng dẫn của từng loại vật liệu. Sau khi thi công cần bảo dưỡng bề mặt một thời gian để đạt hiệu quả chống thấm cao nhất.
Báo giá chống thấm cho sàn mái bằng bê tông giá rẻ nhất
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm hóa phẩm xây dựng, tuy nhiên để có được sản phẩm chính hãng và chất lượng tốt nhất, khách hàng cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn nhà phân phối chính thức.
ATH Group - Chuyên gia thi công chống thấm cho sàn mái bê tông giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam
ATH Group - Chúng tôi báo giá thi công chống thấm cho sàn mái bằng bê tông giá rẻ tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và khắp các tỉnh thành toàn quốc.
Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách !
Văn phòng đại diện HCM:
Địa chỉ: 22 Kha Vạn Cân, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0969.66.11.66
Văn phòng đại diện Hà Nội:
Địa chỉ: 602 Đường Láng, Trung Hoà, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0916 611 588